Bài mồi câu Chép Xuân Hè chuẩn nhất
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ một số công thức phối chế mồi cá chép phù hợp với các mùa khác nhau, tin rằng chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn!
Công thức mồi cá chép mùa xuân
Dùng bột đậu phụ làm mồi. Bột đậu phụ có bán ở hầu hết các cửa hàng thực phẩm, thường đóng gói túi 500g. Bột đậu phụ có kết cấu mịn, chỉ cần trộn với nước lạnh và khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt là có thể treo lên câu. Loại mồi này có thể dùng cho cả câu đơn, câu móc và câu nho.Tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý một số điểm sau. Loại mồi này có mùi đậu tự nhiên rất tốt, kèm vị ngọt nhẹ, rất hấp dẫn cá. Nhưng sau khi thả xuống nước thì nhanh chóng tan ra, thường sau 15 phút nếu không có cá cắn thì phải thay mồi. Các bạn nên câu bằng cần câu tay để thuận tiện thay mồi, tạo điểm câu tốt. Loại mồi tự làm này có thể dùng ngay, và do lượng ít nên không lo bị mốc.
Công thức mồi cá chép mùa hè
Nguyên liệu: khoai lang, chuối, bột bắp, bột mì, dầu ăn, mật ong.Cách làm:
- Gọt vỏ và cắt khoai lang thành miếng, hấp chín rồi nghiền nhuyễn.
- Bóc vỏ chuối và nghiền nhuyễn.
- Cho vào một cái thau: 1 phần bột mì, 1 phần bột bắp, khoai lang và chuối đã nghiền, thêm dầu ăn vừa đủ và mật ong. Trộn đều.
- Cho thêm nước vừa đủ và trộn tiếp, để yên 5 phút là xong.
- Công thức mồi cá chép mùa đông
Mùa đông thì mồi cá nên có vị tanh là chính, phụ vị ngọt và thơm. Có thể chọn giun đỏ, giun đất nhỏ, giun bánh mì, giun vàng… Đối với mồi bột thì nên chọn loại có vị tanh. Tuy nhiên khi sử dụng cần làm nhỏ viên mồi đủ để bọc được móc nhưng vẫn giảm thiểu tối đa, hạn chế tạo tiếng động khi ném mồi xuống nước làm cá bỏ chạy. Khi không ném mồi thì tăng tần suất thả cần câu để kích thích cá hoạt động.Cũng có thể bổ sung một số chất có mùi tanh như bột giun đỏ, bột tôm, bột cá… Hoặc các chất có mùi thơm như rượu nếp, các loại thảo dược có mùi thơm như đinh hương, mộc hương, bạch truật, tế tân… Hay các phụ gia thực phẩm có mùi chuối, bắp, vani, ethyl maltol…